Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cần hơn 11.500 tỷ đồng

19/07/2021
Tin tức

Báo cáo đầu kỳ kết quả nghiên cứu tiền khả thi mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận trình Bộ GTVT cho thấy, kinh phí đầu tư mở rộng đoạn 24 km ước tính hơn 11.500 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa có báo cáo đầu kỳ kết quả nghiên cứu tiền khả thi mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trình Bộ GTVT.

Tổng vốn đầu tư mở rộng đoạn cao tốc là hơn 11.500 tỷ đồng. So với tính toán trước đây, dự án tăng hơn 1.500 tỷ đồng do tăng chi phí xây lắp và giải phóng mặt bằng theo cập nhật. Trong đó, phần xây lắp tại dự án ước tính hơn 8.300 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng hơn 400 tỷ đồng. Còn lại gần 2.800 tỷ đồng gồm các chi phí dự phòng, tư vấn, quản lý dự án... Dự kiến, dự án sẽ thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

Ban đề xuất mở rộng đoạn dài 24/55km, từ 4 lên 8 làn xe, vận tốc 100-120 km/h. Điểm đầu từ cầu Bà Dạt (TP. Thủ Đức), điểm cuối tại nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Long Thành, Đồng Nai).

 

 

Theo đơn vị tư vấn, để đồng bộ việc mở rộng mặt đường lên 8 làn xe, đoạn cao tốc qua địa bàn TP.HCM từ nút giao An Phú đến Vành đanh 2 sẽ được mở rộng thêm mỗi bên 4,75m. Đoạn từ Vành đai 2 đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, mỗi bên được mở rộng 7,5m.

Riêng khu vực cầu Long Thành, một cầu khác sẽ được xây kế bên cầu hiện hữu với bề rộng gần 20m. Dọc dự án có 5 nút giao lớn hiện đã có dự án riêng hoặc sắp triển khai các công trình, sẽ kết nối đồng bộ với mở rộng cao tốc.

Phía Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, dự án đang có nhà tài trợ phía Nhật Bản quan tâm, muốn hợp tác, hỗ trợ đầu tư mở rộng. Trong đó bao gồm cả việc triển khai từ vốn ODA, sau đó được vận hành, bảo dưỡng theo hình thức chuyển nhượng khai thác khi công trình hoàn thành.

Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đi qua TP HCM và Đồng Nai (giai đoạn 1) được đưa vào khai thác năm 2015 quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 20.600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, tuyến cao tốc này thường xuyên quá tải, có 52.300 lượt xe qua mỗi ngày đêm và gần đạt ngưỡng 57.000 lượt xe vào dịp cuối tuần hoặc lễ, Tết. Trong khi đó, tuyến cao tốc này chỉ đáp ứng được 44.000 lượt xe theo phương án thiết kế trước đây.

Tuyến cao tốc này là một trong tuyến đường huyết mạch giúp kết nối giao thông, kinh tế giữa TP.HCM với các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Ngoài ra, khi hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng sẽ đáp ứng nhu cầu giao thương, vận tải giữa các địa phương. Đồng thời, góp phần đáp ứng nhu cầu kết nối giao thông khi sân bay Long Thành dự kiến khai thác năm 2025.

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những tín hiệu khiến bất động sản phía Nam phục hồi nhanh hơn phía Bắc

Những tín hiệu khiến bất động sản phía Nam phục hồi nhanh hơn phía Bắc

Trong bối cảnh rất lâu mới có sự kiện mở bán dự án bất động sản mà hàng ngàn khách...
Nhà đầu tư

Nhà đầu tư "cá mập" âm thầm chi tiền tỷ gom đất

Trong khi nhiều người yếu tài chính gặp khó phải rao bán lỗ khoản đầu tư...
Bất động sản công nghiệp Việt Nam hút nhà đầu tư nước ngoài

Bất động sản công nghiệp Việt Nam hút nhà đầu tư nước ngoài

Tại Việt Nam, nguồn cung bất động sản công nghiệp phong phú và chi phí lao động, sản...
Đề nghị bổ sung quy hoạch, nghiên cứu xây cầu thay phà Cát Lái

Đề nghị bổ sung quy hoạch, nghiên cứu xây cầu thay phà Cát Lái

Sau khi TP.HCM yêu cầu bổ sung quy hoạch, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao các sở ngành...
Thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ mới

Thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ mới

So với thời điểm đầu năm 2023, thị trường bất động sản hiện tại đã có nhiều sự...
Dự báo thời điểm cơn

Dự báo thời điểm cơn "sốt đất" có thể quay trở lại thị trường địa ốc?

Tính theo chu kỳ, cơn sốt đất có thể xuất hiện giai đoạn 2025-2026. Tuy nhiên, theo chuyên...