Loạt BĐS giảm giá 40-50% Trước sự ảm đạm của thị trường BĐS, kể từ cuối năm 2022, thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM và lân cận đã xuất hiện tình trạng các chủ đầu tư dự án đua nhau giảm giá nhà ở, cạnh tranh chiết khấu sâu để thoát hàng. Trong đó, tại nhiều dự án khu đô thị ở Đồng Nai, một số môi giới đã chào bán những căn shophouse và nhà phố thương mại với mức giá chưa từng thấy. Sau khi áp dụng mức chiết khấu và ưu đãi, mức giá chỉ bằng 50% so với giá bán sơ cấp từ chủ đầu tư.
Đại gia “tranh thủ” chi nghìn tỷ săn BĐS giá rẻ
"Giá giảm nhiều đối với loại hình nhà ở riêng lẻ, đất nền. Giá nhà ở, đất nền tại khu vực Hà Nội và TP.HCM cũng có xu hướng giảm nhưng mức độ giảm thấp hơn ở các địa phương khác, mặt bằng giá hiện vẫn ở mức cao", báo cáo cho biết.
Trong báo cáo gửi cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác điều hành giá quý I ngày 24/3, Bộ Tài chính cho biết: "Thị trường bất động sản quý I trong trạng thái trầm lắng, cùng với trùng Tết Nguyên đán dẫn đến giá bất động sản bình quân cả quý đối với toàn bộ phân khúc và loại hình bất động sản đều có xu hướng giảm".
Chị Trần Thu Th. (Hà Nội) thì đang đối diện khó khăn lớn hơn. Do quá áp lực nên chị đành rao tặng lại phần “cọc” cả tỷ đồng. Chi Th. chia sẻ, năm 2022 chị trót “ôm” 2 căn biệt thự. Tổng tiền là 8,7 tỷ/căn, hiện chị đã vào tiền 2,6 tỷ/căn. Nay do khó khăn về tài chính, chị muốn nhượng lại một căn trên và sẵn sàng tặng 2,6 tỷ đồng cho nhà đầu tư nào vào tiền tiếp...
Do lãi suất ngân hàng tăng cao trong khi thị trường kém thanh khoản, nhiều nhà đầu tư mắc kẹt, khóc dở mếu dở bởi đã cọc 15%, thậm chí có người đã vào tiền 30%. Nhiều nhà đầu tư cá nhân do không thể gồng nổi lãi xuất thả nổi của ngân hàng cảm nhận không kham nổi, nhiều nhà đầu tư cá nhân chọn phương án bán nhiều bất động sản với giá mua vào hoặc giảm sâu do lãi suất tăng quá cao, rủi ro quá nhiều nên chấp nhận bán lỗ để đỡ áp lực tài chính đây là thời gian mua đất với giá trị thực và bắt đáy bất động sản của các nhà đầu tư sành sỏi
Trong bối cảnh dòng tiền từ các nhà đầu tư cá nhân gặp khó, một số doanh nghiệp đã thực hiện thành công các thương vụ mua bán
Không chỉ doanh nghiệp trong nước, khối ngoại cũng đã rục rịch "xuống tiền" thời gian qua.
Mới đây nhất, theo nguồn tin Reuters. Tập đoàn CapitaLand đang đàm phán mua tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD từ Công ty CP Vinhomes. Nguồn tin này còn tiết lộ CapitaLand sẽ xem xét mua một phần dự án Ocean Park 3 của Vinhomes hoặc một dự án khác ở phía bắc TP Hải Phòng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính trong vòng 2 tháng đầu năm đã có gần 397 triệu USD vốn ngoại đổ vào ngành bất động sản, đóng góp 12,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Với những con số này, bất động sản vẫn là lĩnh vực thu hút FDI lớn thứ hai.
Trước sự ảm đạm của thị trường BĐS trong nước thời gian qua, các chuyên gia kinh tế cho rằng các thương vụ mua bán, sáp nhập được xem là chiếc ‘phao cứu sinh’ giữa lúc nguồn vốn trong nước chưa thể khơi thông một sớm một chiều, đảm bảo tiếp cận dòng tiền ổn định để duy trì phát triển dự án của các doanh nghiệp BĐS.
Với những người mua nhà có nhu cầu vay vốn trong năm 2023, các chuyên gia khuyến cáo có thể quan sát thêm trong 2 quý đầu và nắm bắt cơ hội trong 2 quý cuối năm. Tuy nhiên, trước những biến động vẫn đang hiện hữu, các chuyên gia khuyến cáo người mua nhà nên cân nhắc kỹ về tỷ trọng vốn vay để tránh áp lực về trả nợ.